Nhận định bóng đá Aston Villa vs Man City (2g15 ngày 22.4): 'The Citizens' giận cá chém thớt
Đặng Thanh Ngân khiến nhiều người bất ngờ khi ghi danh dự thi Miss Cosmo Vietnam - Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025. Thông tin này vừa được công bố trên trang chủ cuộc thi, nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.Trước khi đến với Miss Cosmo Vietnam 2025, Đặng Thanh Ngân từng là Á hậu Đại dương Việt Nam 2017. Năm 2023, người đẹp quê Sóc Trăng chinh chiến tại Hoa hậu Siêu quốc gia, giành thành tích á hậu 4 chung cuộc. Từng có được thứ hạng cao ở đấu trường quốc tế, việc Đặng Thanh Ngân tạm gác danh hiệu để tiếp tục “chinh chiến” ở một cuộc thi trong nước được nhiều người ủng hộ, song cũng có ý kiến cho rằng đây là quyết định mạo hiểm của người đẹp sinh năm 1999.Đặng Thanh Ngân chia sẻ bản thân vốn là cô gái nhút nhát, bước vào các cuộc thi nhan sắc không chỉ để tìm kiếm danh hiệu mà còn muốn thay đổi bản thân. Dù đối diện với không ít khó khăn song người đẹp quê Sóc Trăng quan niệm “càng thử thách càng giúp tôi trở nên mạnh mẽ hơn, bước ra khỏi vùng an toàn để theo đuổi ước mơ, dám mơ lớn để chiến thắng chính mình, dám vượt qua mọi rào cản để chinh phục đỉnh cao mới”.Đặng Thanh Ngân cho rằng hoa hậu là trách nhiệm, sứ mệnh của những người may mắn sở hữu sắc đẹp của hình thể, trí tuệ cùng lòng nhân ái. Thông qua việc chinh chiến ở đấu trường nhan sắc, người đẹp mong muốn dùng tiếng nói, sức ảnh hưởng của mình để mang đến những cơ hội tốt hơn cho trẻ em không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn trên đất nước Việt Nam. Cô hy vọng có thể cùng các em nhỏ phá bỏ giới hạn của chính mình, như cách bản thân đã chiến thắng nghịch cảnh.Nói về lý do đến với đấu trường nhan sắc dù đã từng giành thành tích cao ở quốc tế, Đặng Thanh Ngân cho rằng “đứng trên một ngọn núi cao sẽ có những ngọn núi khác cao hơn, với tôi chưa bao giờ là nhất”. Đến với Miss Cosmo Vietnam 2025, người đẹp Sóc Trăng muốn mang câu chuyện của sự dũng cảm và lòng vị tha, cùng tinh thần sẵn sàng chinh phục để trở thành phiên bản tốt hơn.“Tôi tin rằng, khi một người phụ nữ dám bước qua giới hạn của bản thân, cô ấy không chỉ thay đổi cuộc đời mình mà còn truyền cảm hứng cho những người trở nên tích cực hơn. Tôi đã sẵn sàng, và tôi hy vọng hành trình này sẽ giúp tôi tạo nên những giá trị lớn lao hơn”, Đặng Thanh Ngân bày tỏ.Khám chữa bệnh lý võng mạc kịp thời để tránh biến chứng
Phát biểu tại lễ phát động, ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ TN-MT, cho biết Việt Nam đã và đang tiếp tục hoàn thiện chính sách về ứng phó biến đổi khí hậu, tích cực hợp tác quốc tế trong ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Mở rộng di tích Chiến thắng Chư Bồ - Đức Cơ
Ngoài vụ việc này, thì có nhiều trường hợp người trẻ sử dụng flycam bị yêu cầu dừng, thậm chí một số flycam bị lực lượng chức năng bắn rơi trong các dịp lễ hội, bắn pháo hoa…
Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy khi điều chuyển một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ LĐ-TB-XH về Bộ Nội vụ vừa có họp tổng hợp sơ bộ kết quả bước đầu sắp xếp, tổ chức bộ máy.Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ (Bộ Nội vụ), cho biết kết quả bước đầu tổng hợp nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để thuận lợi cho công tác sắp xếp, bố trí nhân sự, nhất là người đứng đầu khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức đã có trên 60 cán bộ, công chức viết đơn tình nguyện nghỉ sớm.Trong đó, có những cán bộ là vụ trưởng sinh năm 1967 còn trên 4 năm công tác. Đây là những tấm gương cán bộ, Đảng viên gương mẫu đã chủ động xin nghỉ công tác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sắp xếp bộ máy, tạo điều kiện để thế hệ kế cận tiếp nối công việc, vận hành thông suốt bộ máy.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Chỉ đạo đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần gương mẫu, chia sẻ công việc với tổ chức trong bối cảnh sắp xếp, bố trí cán bộ và tạo điều kiện, cơ hội để bố trí cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao. Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo bộ trưởng biểu dương, tôn vinh và ghi nhận.Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh nguyên tắc khẩn trương, quyết liệt, chặt chẽ, công tâm, khách quan, minh bạch được quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là những đơn vị thuộc diện sắp xếp; đồng thời, yêu cầu các đơn vị này cần tiếp tục bám sát vào chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư, Chính phủ và quy định của pháp luật để triển khai và tránh bỏ sót nhiệm vụ.Hiện Bộ Nội vụ có 20 đơn vị; theo định hướng chuyển 2 đơn vị sang Ủy ban Dân tộc và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ còn 18 đơn vị.Cơ cấu tổ chức của Bộ LĐ-TB-XH gồm 21 đơn vị, theo định hướng chuyển chức năng, nhiệm vụ và đơn vị tương ứng sang Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc thì Bộ LĐ-TB-XH còn 17 đơn vị. Sau sắp xếp tinh gọn bộ máy, giữ nguyên tên Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ. Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ được Bộ Tư pháp thẩm định hồi tháng 1. Sau khi sắp xếp, hợp nhất Bộ Nội vụ có 23 đơn vị đầu mối, giảm 12 đơn vị (đạt tỷ lệ giảm 35%).Trong đó, hợp nhất 9 đơn vị thuộc 2 bộ có chức năng tham mưu tổng hợp chung, gồm: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước và lao động, Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động, Trung tâm Công nghệ thông tin.Hợp nhất, sắp xếp 6 đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức lại thành 3 đơn vị thuộc bộ, gồm: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Cục An toàn lao động và Bảo hiểm xã hội.Duy trì 11 đơn vị, gồm 7 đơn vị thuộc Bộ Nội vụ và 4 đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH.
Chụp ảnh khỏa thân để được vay gần 2 triệu đồng, cô gái bị buộc trả hơn 12 triệu đồng
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Theo dõi, chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; định hướng sử dụng ngân sách nhà nước.Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh. Công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng. Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.Đồng thời, Thủ tướng kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt; Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các ban chỉ đạo khác.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình theo dõi, chỉ đạo Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.Đồng thời, thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề thường xuyên về thi đua - khen thưởng, cải cách hành chính; đặc xá.Ngoài ra, có thêm các lĩnh vực cải cách tư pháp; phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lao động, việc làm, người có công, bình đẳng giới.Các nội dung liên quan đến Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đã tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước...Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng kiêm nhiệm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; Trưởng ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng vắng mặt và được ủy nhiệm.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà theo dõi, chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực giao thông vận tải; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xây dựng; tài nguyên và môi trường; biến đổi khí hậu; nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Xóa đói giảm nghèo; các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; cơ chế, chính sách chung về đấu thầu...Ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam...Phó thủ tướng Lê Thành Long theo dõi, chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế; giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; các vấn đề xã hội; công tác quản lý về cai nghiện ma túy; việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.Ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh T.Ư; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm...Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực kế hoạch đầu tư; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ nhà nước; chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững...Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông theo dõi, chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương. Các lĩnh vực ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam...Ông là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền...Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng theo dõi, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số; phát triển các loại hình doanh nghiệp; kinh tế tập thể, hợp tác xã; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; các nội dung liên quan đến công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)...; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.Ông là Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Phụ trách Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào... Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Giúp Thủ tướng Chính phủ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài.Phó thủ tướng Mai Văn Chính, theo dõi, chỉ đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ VH-TT-DL. Các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao; truyền thông, báo chí, xuất bản.Ông cũng theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ông là Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch.